Phong Thủy toàn khoa THUYẾT PHONG THỦY TƯỚNG ĐỊA

Trong phép chiêm đoán hoàn cảnh địa lý thời kỳ xưa có một cách lý luận rất độc đáo, trong đó có khái niệm cơ ban là “Phong Thủy”. Thông thường người ta cho rằng xuất xứ của từ “Phong Thuy bắt nguồn từ “Quách Phác Táng thư mặc dầu thời kỳ Nguy Tấn chưa dùng danh từ “Phong Thủy” để gọi bộ môn này. Trong “Quách Phác cổ bản Táng kinh” có nội dung liên quan tới hai chữ “Phong Thủy” như sau:

“Khí thừa phong tắc tàn, giới thủy tắc chí, cố nhân tụ chỉ sử bắt tàn, hành chỉ sử hữu chí, cố vị chi Phong Thủy.”氣乘風則 散、行之使有止,故謂之風水,(Tạm dịch: Khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà không cho tán, làm cho (khí) lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy.)

Hoặc như câu:

“Phong Thủy chỉ pháp, đắc thủy vì thương, từng phong thứ chi.”風水之法、得水為上,藏風次之(Tạm dịch: Phép Phong Thủy lấy được nước là thượng sách, kế đến mới tàng chứa gió.)

Phong và Thủy, tức gió và nước. “Phong” ngoài nghĩa đen là gió, nó còn chỉ tác động của gió và các trạng thái thời tiết. Cũng vậy, “thủy” (nước) ở đây ngoài việc chỉ khe, suối, sông, rạch,.. điều chính yếu còn là tác động của nó. Chúng đều có sức mạnh và có tác động trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người. Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng cần tránh sự tập kích của cuồng phong bão tố (tức gió ở cường độ mạnh). Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể xâm hại đất đai nhà ở khi trở thành lũ lụt.

Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một cuộc đất tốt là một cuộc đất có thể “tàng phong tụ thủy”, tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi đó sông nước phải trôi chảy hiển hòa không gây ra lũ lụt.

Trong thuyết Phong Thủy còn có một khái niệm trọng yếu khác, đó là “khí”. “Khí” không có hình dáng, không thể thấy trực tiếp, nhưng trong quan niệm của người xưa, “khí” đúng là có tồn tại, không ngừng biến động và có một sức mạnh cụ thể. Cho nên nó cùng với “phong” và “thủy” có một đặc trưng chung. Hay nói cách khác, “phong” và “thủy” là thông qua địa hình để biểu hiện, còn “khí” thì thông qua “phong” và “thủy” để biểu hiện. Đây là nội dung hai tầng trong lý luận Phong Thủy. Phong và thủy khái quát nội dung của địa hình, đây là tầng thứ nhất của thuyết Phong Thủy. Khí là một từ then chốt để bình phẩm chất lượng Phong Thủy, cũng là bình phẩm nội dung chính của Phong Thủy, cho nên nó thuộc tầng biểu đạt kết quả luận đoán Phong Thủy, tức tầng thứ hai. Xem Phong Thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian nhất định. Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết “khí” với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm Phong Thủy. Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” để diễn tả “khí”, còn “phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình đề để diễn tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết Phong Thủy, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết Phong Thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp.

Phong Thủy có một nội dung khá rộng lớn so với nhiều môn loại chiêm đoán khác, nó bao gồm cả thiên văn, địa lý và những sinh hoạt trong xã hội. Như vậy loại thuật pháp này phải có khuôn mẫu lý luận để y cứ, nếu không, nhiều nội dung của chúng không thể dung hợp thành một thể được.

Thuật Phong Thủy nhấn mạnh sự nhận thức về mối tương quan giữa ba khái niệm Trời (Thiên 天), Đất (Địa地) và Người (Nhân 人), loại nhận thức này chính là cơ sở quan niệm cấu tạo nên khuôn mẫu lý luận, chỗ nó y cứ vào chính là vũ trụ quan truyền thống. Như đã nói, chiêm đoán của thuật Phong Thủy về dại thể có thể chia ra làm hai phương pháp lớn là chiêm đoán theo hình thế bên ngoài (thuật ngữ Phong Thủy gọi là Loan Đầu 巒頭) và chiêm doán theo phương vị thuật số (Lý Khí), mặc dầu đây là hai môn phái chiêm đoán có phép tắc lý luận riêng, nhưng hai môn phái ấy lại có chung một y cứ lý luận.

Thuật Phong Thủy thông qua nơi cư trú của con người để nhắm tới mục đích chiêm đoán về cuộc sống của con người, vạch ra những điều cấm kỵ cần tránh để có được một cuộc sống trong hoàn cảnh hài hòa. Lý luận Phong Thủy, phần lớn là thể hiện cụ thể nền văn hóa truyền thông, trong đó vũ trụ quan truyền thống Trung Quốc có đặc trưng lớn là tính trật tự, trật tự này có thể khái quát bằng chữ “sinh”生,trong Hệ từ của kinh Dịch có câu: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghỉ, lưỡng nghi sinh tử tượng, từ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung. Cát hung sinh đại nghiệp.” 易有太極是生兩儀,兩儀生四象,四象生八卦,八卦定吉凶,吉 凶生大業(Tạm dịch: Đạo Dịch có Thái cực, sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái, quái xác định tốt xấu, tốt xấu sinh ra nghiệp lớn.)

– Vì vạn vật có mối quan hệ tương tác, do đó có thể suy rộng ra thành quan điểm về cách chọn lựa nơi ở, trong đó có bao hàm những kinh nghiệm vừa có thể giải thích, vừa không thể giải thích bằng hiểu biết thông thường. Chẳng hạn ngoài việc nghiên cứu các nguyên tổ liên quan trực tiếp như địa hình, hoàn cảnh khách quan chung quanh, trong lý luận Phong Thủy còn xét cả những phương diện như tinh tú, long mạch, v.v…

Thuật Phong Thủy chiêm đoán tốt xấu cho nhà ở vì “cát hung sinh đại nghiệp”, mà tốt xấu lại do bát quái (tám quẻ) xác định, do vậy thuật Phong Thủy rất chú trọng bát quái. Đồng thời là vì “Bát quái” sinh ra do “Tứ tượng”, “Tứ tượng” diễn biến từ “Lưỡng nghỉ”, mà “Lưỡng nghỉ” chính là Âm Dương của trời đất, do đó lý luận Phong Thủy trước tiên chia đối tượng chiêm đoán thành hai loại Âm và Dương, nghĩa là chia hình thế đất đai thành ra hai loại thuộc tính Âm Dương rồi chiêm đoán theo “Long thượng bát sát”. (Long ở trong tám thần sát.) Chính điều này đã làm cho thuật Phong Thủy biến thành phức tạp. Lý luận Phong Thủy trong bất cứ môn phái nào cũng đều có nguyên tắc “Lai long khứ mạch” (Long đến mạch đi) và đều y cứ vào thuyết sinh sôi nuôi dưỡng diễn biến vô cùng của vũ trụ quan truyền thống.

Back to top