Phong Thủy học thuật

01: Định nghĩa cơ bản

Nơi cư trú là một vấn đề lớn đối với đời sống, công dụng của chỗ ở tương quan mật thiết với các nhu cầu cơ bản về tinh thần lẫn vật chất của con người. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng vận mệnh con người có quan hệ với chỗ ở, nên họ rất xem trọng việc chọn và xây dựng nơi cư trú. Sự xem trọng này làm cho họ không ngừng hoàn thiện kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng nhà cửa, cũng do sự xem trọng này họ đã vận dụng thành một tập tục về cách chọn lựa hay xây dựng nơi cư trú đó là thuật Phong Thủy.

Ngày nay, không kể một số nước chịu ảnh hưởng nền văn hóa cổ đại của Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, môn Phong Thủy vẫn còn một ảnh hưởng khá sâu rộng, cho dù họ ở Đại Lục, Hương Cảng, Đài Loan, Mã Lai, hay Singapore. Bất kể xây dựng những công trình kiến trúc gì, từ vườn cây, nhà ở, trụ sở công ty, cho tới cách bố trí phòng ốc trường sở, họ đều vận dụng những nguyên lý Phong Thủy.

Nói một cách đại thể, Phong Thủy trong truyển thống văn hóa Trung Quốc thông qua việc chọn lựa những dữ kiện như phương hướng, vị trí, hoàn cảnh chung quanh chỗ ở, quy mô và hình thức kiến trúc, ngày giờ xây cất, v.v.. để dự đoán tiển đồ của người ở nơi ấy, nó là một loại phương thuật trong nhiều loại phương thuật thời cổ đại, đồng thời cũng là một cách giải quyết vấn đề tâm lý về nơi cư trú. Do vậy hiện nay nhiều học giả Trung Quốc cho rằng giá trị của môn Phong Thủy thuộc phạm vi văn hóa tập tục dân gian.

02: Phong Thủy về hoàn cảnh cư trú

“Thuật Phong Thủy là một môn học cổ của người xưa dùng để xử lý và chọn lựa hoàn cảnh cư trú, trong đó có nhà ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, thành thị; riêng lăng mộ thì gọi là âm trạch, còn lại đều gọi là dương trạch. Phong Thủy về hoàn cảnh cư trú, ảnh hưởng chủ yếu gồm ba phương diện: Một, lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thỏa mãn cả hai mặt tâm lý và sinh lý. Hai, xử lý về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm việc lợi dụng hay cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên để định vị trí, hướng nhà, cửa ra vào, đường giao thông, nguồn cấp nước, thoát nước, v.v… Ba, dựa trên những điều vừa kể trên, người ta thêm vào những ý nghĩa biểu trưng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý tìm cầu điều tốt lành, tránh né cái xấu cái dữ.”

Một số học giả phương Tây khi nghiên cứu nền văn hóa Trung Quốc thì nhận định: “Phong Thủy là một hệ thống đánh giá hoàn cảnh khách quan nhằm tìm cầu một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc. Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục địa lý của Trung Quốc cổ đại, người ta không thể căn cứ vào các khái niệm tư duy của người phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng Phong Thủy là mè tín hay khoa học. Môn Phong Thủy của Trung Quốc được xây dựng trên ba cơ sở:

1/ Địa điểm này có lợi cho việc xây nhà ở hay mộ phần so với các địa điểm khác.

2/ Địa điểm tốt lành chỉ có thể cân cứ vào những nguyên tắc Phong Thủy thông qua việc khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn.

3/ Một khi đã tìm được một địa điểm như thế, nếu tổ tiên được mai táng (hoặc sống) ở địa điểm ấy thì con cháu sẽ được hưởng sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại.

03: Cách hiểu hàm nghĩa

Nền văn hóa truyền thống Trung Quốc có nhiều tính đặc trưng, trong đó nổi bật nhất là tính vừa cô đọng vừa mơ hồ khó hiểu của tiếng Hán cổ. Trong các thư tịch Phong Thủy nhiều lúc họ sử dụng lẫn lộn giữa nghĩa gốc và nghĩa ám chỉ. Bản thân hiện tượng này là biểu hiện của một phương thức tư duy có tính truyền thống đặc thù, quan hệ tới quan niệm về vũ trụ, phản ánh việc người Trung Quốc hết sức coi trọng mối quan hệ đối ứng giữa vạn vật. Do tính đặc thù này, những người nghiên cứu thuật Phong Thủy đã gặp ít nhiều khó khăn vì quen tư duy theo phong cách phương Tây. Do vậy khi phân tích biện biệt dụng ngữ Phong Thủy, trước tiên chúng ta cần phải chú ý tới hiện tượng hàm nghĩa của dụng ngữ ây muốn diễn tả, phần lớn các dụng ngữ này ngoài nghĩa cụ thể ra, nó còn hàm ý chỉ tính tác động của vật thể đó, chẳng hạn khi người ta nói “đắc thủy” thì không đơn thuần là “được nước” mà họ muốn chỉ “được sự tác động tốt của nước”, điều này sẽ trở nên khó hiểu nếu chúng ta không hiểu hàm ý của chữ “Thủy” trong thuật Phong Thủy.

Ngày nay khi nghiên cứu thuật Phong Thủy với thái độ tiếp cận như vừa kể trên, chúng ta sẽ hiểu được ít nhiều về vũ trụ quan, nhân sinh quan và quan niệm về môi trường sống của người Trung Quốc cổ đại. Qua đó chúng ta có thể hiểu được tại sao một tập tục mang nhiều tỉnh đặc trưng như vậy đã xuất hiện cách đây mấy ngàn năm mà vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

04: “tàng phong tụ thủy”

Phong và Thủy, tức gió và nước. “Phong” ngoài nghĩa đen là gió, nó còn chỉ tác động của gió và các trạng thái thời tiết. Cũng vậy, “thủy” (nước) ở đây ngoài việc chỉ khe, suối, sông, rạch,.. điều chính yếu còn là tác động của nó. Chúng đều có sức mạnh và có tác động trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người. Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng cần tránh sự tập kích của cuồng phong bão tố (tức gió ở cường độ mạnh). Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể xâm hại đất đai nhà ở khi trở thành lũ lụt.

Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một mảnh đất tốt là một mảnh đất có thể “tàng phong tụ thủy”, tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi đó sông nước phải trôi chảy hiển hòa không gây ra lũ lụt.

05: “Khí” trong Phong Thủy

Trong thuyết Phong Thủy còn có một khái niệm trọng yếu khác, đó là “khí”. “Khí” không có hình dáng, không thể thấy trực tiếp, nhưng trong quan niệm của người xưa, “khí” đúng là có tồn tại, không ngừng biến động và có một sức mạnh cụ thể. Cho nên nó cùng với “phong” và “thủy” có một đặc trưng chung. Hay nói cách khác, “phong” và “thủy” là thông qua địa hình để biểu hiện, còn “khí” thì thông qua “phong” và “thủy” để biểu hiện. Đây là nội dung hai tầng trong lý luận Phong Thủy. Phong và thủy khái quát nội dung của địa hình, đây là tầng thứ nhất của thuyết Phong Thủy. Khí là một từ then chốt để bình phẩm chất lượng Phong Thủy, cũng là bình phẩm nội dung chính của Phong Thủy, cho nên nó thuộc tầng biểu đạt kết quả luận đoán Phong Thủy, tức tầng thứ hai. Xem Phong Thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian nhất định. Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết “khí” với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm Phong Thủy. Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” để diễn tả “khí”, còn “phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình đề để diễn tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết Phong Thủy, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết Phong Thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp.

06: Tại sao có Âm Dương trong Phong Thủy?

Phong Thủy có một nội dung khá rộng lớn so với nhiều môn loại chiêm đoán khác, nó bao gồm cả thiên văn, địa lý và những sinh hoạt trong xã hội. Như vậy loại thuật pháp này phải có khuôn mẫu lý luận để y cứ, nếu không, nhiều nội dung của chúng không thể dung hợp thành một thể được.

Thuật Phong Thủy thông qua nơi cư trú của con người để nhắm tới mục đích chiêm đoán về cuộc sống của con người, vạch ra những điều cấm kỵ cần tránh để có được một cuộc sống trong hoàn cảnh hài hòa. Vì vạn vật có mối quan hệ tương tác, do đó có thể suy rộng ra thành quan điểm về cách chọn lựa nơi ở, trong đó có bao hàm những kinh nghiệm vừa có thể giải thích, vừa không thể giải thích bằng hiểu biết thông thường. Chẳng hạn ngoài việc nghiên cứu các nguyên tổ liên quan trực tiếp như địa hình, hoàn cảnh khách quan chung quanh, trong lý luận Phong Thủy còn xét cả những phương diện như tinh tú, long mạch, v.v…

Thuật Phong Thủy chiêm đoán tốt xấu cho nhà ở vì “cát hung sinh đại nghiệp”, mà tốt xấu lại do bát quái (tám quẻ) xác định, do vậy thuật Phong Thủy rất chú trọng bát quái. mà “Lưỡng nghỉ” chính là Âm Dương của trời đất, do đó lý luận Phong Thủy trước tiên chia đối tượng chiêm đoán thành hai loại Âm và Dương, nghĩa là chia hình thế đất đai thành ra hai loại thuộc tính Âm Dương rồi chiêm đoán theo “Long thượng bát sát”. Chính điều này đã làm cho thuật Phong Thủy biến thành phức tạp. Lý luận Phong Thủy trong bất cứ môn phái nào cũng đều có nguyên tắc Long đến mạch đi và đều y cứ vào thuyết sinh sôi nuôi dưỡng của vũ trụ quan truyền thống thôi.

07: Phái Loan Đầu là gì?

Thuật Phong Thủy Loan Đầu đoán định nơi cư trú cơ bản dựa trên hình và thế của cuộc đất. Về tổng thể, cách chiêm đoán hình thế có hai loại: một loại xuất phát từ hình thể cá biệt thông qua phương pháp loại suy chọn phương hướng và vị trí có giá trị rồi phán đoán hình thể cuộc đất để đưa đến kết luận tốt hay xấu; một loại khác chiêm đoán tốt xấu của quần thể cuộc đất, loại sau này bao hàm cả loại trên nhưng chủ yếu từ mối quan hệ với quần thể mà tìm ra phương hướng và vị trí nhà (hay mồ mả) có giá trị rồi kết luận tốt xấu hoặc những điều cấm kị. Phương pháp sau có thể coi là mô thức hình thể có tính chỉnh thể.

Thuật Phong Thủy bao gồm ba loại đối tượng cần chiêm đoán là nhà ở, phần mộ và hoàn cảnh chung quanh. Mỗi loại đối tượng có thể chia ra làm nhiều loại nhỏ, trong đó đối tượng do hoàn cảnh cấu tạo nên là phức tạp nhất. Trong thuật Phong Thủy, tự nhiên giới với những đồi núi nhấp nhô cao thấp thay đổi không ngừng được gọi là Sơn Long hay gọi tắt là Long (con rồng). “Long” này không chỉ là tên gọi riêng trong thuật Phong Thủy, nó chính là khái niệm quan trọng trong nền văn hóa cổ đại Trung Quốc.

Bản thân “Long” là một vật thần dị rất giỏi biển hoá, làm mưa làm gió trong truyền thuyết cổ đại, thuộc loài có vảy. Cổ đại thường ví nhân vật có tài năng kiệt xuất với “Long”, ví dụ điển hình nhất là dùng để vị với các vị đế vương. Ngoài ra “Long” còn có là tên một ngôi sao, lại chỉ sao Thái Tuế. Sự thực hình dạng “Long” như thế nào chưa ai nhìn thấy tận mắt nên nó càng có tính thần bí. Người ta cho rằng, “Long” biến ảo vô thường và có uy lực cực lớn, giống như mặt đất rộng lớn, tuy có thể thấy từng hình thế từng cuộc đất nhưng cũng thiên biến vạn hoá, không mảnh đất nào giống mảnh đất nào.

08: Long Mạch là gì?

Hình thế đất đai biến hoá quanh co, lại hình thành những khí thế và hình tượng khác nhau. Thứ khí thể hình tượng này có tác dụng quyết định khi chọn lựa nơi cư trú, điều này người ta có thể biết qua sự cảm nhận trực tiếp khó giải thích. Đặc trưng của địa hình (quanh co, nhấp nhô, thay đổi) phù hợp với đặc trưng của con rồng trong quan niệm truyền thống của con người, do vậy người xưa dùng Long để tượng trưng cho đặc trưng hình thế đất đai sông núi. Mạch núi trong tự nhiên giới tương ứng được gọi là “Long Mach”.

Sơn mạch là tên gọi chung của một số núi non, phạm vi để cập của nó khá rộng. Trong thuật Địa Lý, nó cũng chỉ ngọn núi, tức là hình thể đất đai núi non trong phạm vi hẹp. Hướng đi của núi non chính là hướng đi của Long mạch. Những ngọn núi chủ thể cấu tạo thành sơn mạch trong thuật Địa Lý gọi là “Chủ Mạch” từ chủ mạch kéo dài ra các núi khác gọi là “Chi Mạch”. Thuật Địa Lý ví chủ mạch như hình dạng cây và cành nên họ chia Long mạch thành “Đại can” (cành lớn), “Tiểu can” (cành nhỏ), “tiểu chỉ” (nhánh nhỏ).

 Nơi khởi nguồn của Long mạch chủ được gọi là “Tổ sơn”, từ “Tổ sơn” chạy theo hướng đi của Long mạch có “Thiếu tổ sơn” mà nguồn gốc chính của Long mạch là núi Côn Lôn. Trong quan niệm truyền thống, núi Côn Lôn là núi tổ của Long mạch trên mặt đất. Kiểu loại suy này chia hình thế đất đai núi non có thứ tự, chính là thứ tự theo luân lý tông pháp truyền thống. Do vậy, đất đai đã đối ứng với xã hội. Trong các sách Phong Thủy, hình thế đất đai liên hệ với nhau giống hệt như bố cục bài vị trong nhà thờ tổ tiên.

DuAn, Hà Nội, tháng 3/2024

Back to top