Trên đường thực chứng tín ngưỡng tâm linh, tôi rẽ vào đền Bắc Hà. Ở đây thờ đức thánh hoàng Bảy. Theo những lời truyền khẩu, ông Bảy linh thiêng cho những người cầu may mắn khi tham gia những việc cần nhiều may rủi. Nên ngoài những lễ vật phổ biến dâng ở các đền, một số người còn mang cả bài tú lơ khơ, bài tổ tôm, bài chắn, quân vị xóc đĩa, bát, đĩa…
Về lịch sử, đây là Thần vệ quốc Hoàng Bảy, thời Lê Cảnh Hưng. Khi xưa ông chôn cất trên sườn đồi Cấm. Lúc đó là một miếu nhỏ để nhân dân quanh năm dâng hương tưởng nhớ đến công lao đánh giặc giữ nước. Sau đó, triều Nguyễn đã phong cho ông danh hiệu “Trấn An hiển liệt” và ban sắc phong là “Thần Vệ quốc”. Nhân dân trong vùng đến thắp hương cầu phúc và đã góp công xây dựng một ngôi đền nhỏ gọi là đền Ông, lâu dần khách thập phương quen gọi là Đền Bảo Hà.
Từ một am miếu nhỏ dần dần trở thành một ngôi đền khang trang có phong cảnh “trên bến dưới thuyền”, uy nghi vững chãi tồn tại qua thời gian với nhiều thăng trầm lịch sử. Đền Bảo Hà được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Ngày tôi đi Bảo Hà, thời tiết thuận lợi, lại có nhiều thời gian nên tôi lang thang quán xá xung quanh, ngồi truyện trò với nhiều người cao tuổi, để nghe thêm nhiều sự tích, xin kể lại với các anh chị:
Khi ông Bảy bị giặc bắt, bị sát hại rồi mang thi thể vứt xuống sông.
Di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Có cụ già kể rằng còn một điều kì lạ nữa, là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội.
Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
Về mặt tín ngưỡng ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.
Tôi là người không tham gia vào các hoạt động cần nhiều đến may rủi, nên không biết linh thiêng thế nào, nhưng theo người dân ở đây, rất nhiều người đã quay lại đền tạ lễ.
Ở Bắc Hà không có gian thờ Phật, nên tôi dành nhiều thời gian ở đền Trình, thờ Đức Thánh Trần. Trong dòng đồng Trần triều, ông được gọi là Đức Ông Trần Triều hay Đức Thánh Trần, Cửu Thiên Vũ Đế. Vì ở đền Trình vắng hơn, không nhiều người nán lại, nên rất yên tĩnh. Lên đồng ông Làm lễ tấu hương, khai quang cho những bức tranh chủ về việc dự trắc, đoán vận.
Đường đến Bảo Hà dễ đi, có cao tốc, có nhiều dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi. Nếu là người tâm linh, các anh chị có thể thu xếp đi Bảo Hà trong ngày, mà không cần lo về việc nghỉ lại.
DuAn, Hà nội 26/02/24
















