Chùa Giàn có niên đại từ thế kỷ 18, tên chữ Thiên Phúc Tự, là ngôi chùa của làng Giàn. Trong làng còn một giếng cổ được ghép bằng những khối đá lớn chồng khít lên nhau, nghe nói từ thời Hai Bà Trưng. Chùa có niên đại từ thế kỷ 18.
Lối vào chùa là cây cầu đá cong, Chùa có tháp 12 tầng, tượng trưng cho thập nhị nhân duyên trong Phật giáo. Tháp này và 2 cửa giả với bia công đức dựng hai bên tạo thành một cổng tam quan với phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn. Bên trong tháp, tầng 2 có treo một quả chuông đồng lớn và tầng 3 đặt tượng Quán thế âm Bồ tát. Bên ngoài cửa sổ còn có các tượng Kim Cương và hình rồng ở đầu đao.
Chùa Giàn có một cầu tháng đá khá đặc biệt dẫn vào tòa tam bảo: khoảng giữa của cầu thang được chạm khắc nổi họa tiết rồng, không phải chùa nào cũng có cầu thang thiết kế như vậy.
Ngoài chiếc cầu đá với tượng rồng chầu ở cả 2 đầu, dễ gây chú ý là hàng hiên với nhiều cột đá chạm rồng cuốn mây lửa và những phù điêu bằng đá với hình 500 vị La Hán che kín các bức tường xung quanh tiền đường. Mặt trước tòa tam bảo có 5 cửa bức bàn bằng gỗ quý. Bên trong là hệ thống tượng thờ đầy đủ và được bài trí theo kiểu Bắc tông. Trước chính điện có dựng một pho tượng bằng đá quý khá lớn tạc hình Thế tôn.
Ngày tôi đến, trời có mưa nhỏ, một không khí linh thiêng, vừa tôn kính vừa gần gũi với khói hương lan tỏa, với niềm tin rằng giữa chốn thiền môn, tham luyến sân hận, phiền muộn sẽ được gội rửa, để lòng được nhẹ nhàng thanh thản.
DuAn, Hà Nội tháng 04/2004












