Bát chánh đạo: con đường của các phương pháp thực hành trong Phật giáo để dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi – vòng lặp tái sinh đầy đau khổ – bằng việc đạt đến niết bàn.
Và thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Đây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
“Đó là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường đấy. Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ già & chết, Ta thấy rõ già & chết tập khởi, Ta thấy rõ già & chết đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến già & chết đoạn diệt. Ta đã đi theo con đường đó. Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… lục nhập… danh và sắc… thức,… Ta đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ các hành, Ta thấy rõ các hành tập khởi, Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt.” Trích lời Đức Phật, được dịch bởi Tỳ-kheo Thanissaro
Ở đây, chánh kiến đi hàng đầu. Và thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? ‘Có bố thí, có cúng dường, có tế tự. Có quả báo các nghiệp thiện ác. Có đời này và đời khác. Có mẹ và có cha. Có các loài hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên.’ Như vậy là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báu, đưa đến quả sanh y.
Và thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, không nói hai lưỡi, không ác khẩu, và không nói lời phù phiếm: Đây được gọi là lời nói chân chánh.
Và thế nào là chánh nghiệp? Sự từ bỏ sát sanh, sự từ bỏ lấy của không cho, sự từ bỏ tà hạnh trong các dục. Đây được gọi là chánh nghiệp.Và thế nào gọi là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại: Đây được gọi là chánh tư duy.
Và thế nào là chánh tinh tấn?
– Ở đây Tỳ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối với ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
– Đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Đối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Như vậy được gọi là chánh tinh tấn.
Và thế nào là chánh định?
– Ở đây, này chư hiền, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ;
– Vị Tỷ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
– Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.;
– Tỷ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.
Đây được gọi là chánh định.
Và thế nào là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỳ-kheo, ta nói có hai loại: có loại chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báu, đưa đến quả sanh y; có loại chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
– Và thế nào là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báu, đưa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng; như vậy là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báu, đưa đến quả sanh y.
– Và thế nào là chánh mạng vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỳ-kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo. …để nói về nó một cách chính xác, mức thiền đầu tiên có vẻ như là cung cấp, sau một thời gian, một trạng thái của sự tập trung mạnh mẽ, mà từ nó các mức thiền tiếp theo sẽ đến sau.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.
Trích kinh Trung Bộ 117, Đại kinh Bốn mươi, một bài kinh từ tạng kinh tiếng Phạn. DuAn biên soạn.